CC1 NEWS

  • Home
  • GIẢI PHÁP THI CÔNG CẦU CẠN HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG BỀN VỮNG

GIẢI PHÁP THI CÔNG CẦU CẠN HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG BỀN VỮNG


Nhiều giải pháp thi công cầu cạn trên các công trình giao thông, đặc biệt là đường cao tốc nhằm tiết kiệm chi phí, đảm bảo tuổi thọ công trình, đặc biệt là giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường được các chuyên gia, kỹ sư, đơn vị tư vấn trao đổi và chia sẻ tại Hội thảo khoa học: “Giải pháp cầu cạn cho hạ tầng giao thông khu vực phía nam” do Tổng Công ty Xây dựng Số 1-CTCP tổ chức ngày 12/4.

Thi công cầu, đường dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: THẾ ANH)

Giải pháp thi công cầu cạn đặt ra trong bối cảnh khu vực phía nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối diện với hàng loạt thách thức như: thiếu hụt vật liệu đắp nền đường, điều kiện địa chất yếu, và những yêu cầu khắt khe về bảo vệ môi trường.

TS Phan Hữu Duy Quốc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Xây dựng Số 1-CTCP, thành viên Tổ chuyên gia tư vấn Đề án xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, đã cung cấp những thông tin khảo sát cho thấy tính cấp thiết của giải pháp cầu cạn trong việc phát triển hạ tầng giao thông Việt Nam nói chung và khu vực phía nam nói riêng.

Theo đó, hiện lượng cát đổ vào đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn 2 đến 4 triệu m3/năm trong khi công suất khai thác cao hơn gấp 10 lần: 35-55 triệu m3/năm để phục vụ thi công các công trình cầu, đường, cao tốc. Như vậy nguồn cung cát quá thấp so với nhu cầu bởi hiện nay hệ thống đường cao tốc dài hơn 1.000km ở phía nam đã và đang được đầu tư xây dựng kéo theo tình trạng thiếu cát thi công rất nghiêm trọng.

“Trước thực trạng này, việc tìm kiếm các giải pháp hạ tầng bền vững và phù hợp với điều kiện địa phương trở thành yêu cầu cấp thiết. Trong đó giải pháp cầu cạn là lời giải cho các vấn đề thiếu hụt vật liệu và giảm thiểu tác động môi trường của đường trên đất đắp, giúp rút ngắn thời gian thi công công trình”, ông Phan Hữu Duy Quốc nhìn nhận.

Các chuyên gia cũng cho rằng, không nên chỉ quan tâm đến yếu tố chi phí mà các yếu tố tác động của công trình giao thông đến môi trường sống và phát triển bền vững cần được xem xét một cách thấu đáo khi thi công cầu cạn.

Ông Phan Hữu Duy Quốc, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Xây dựng Số 1 – CTCP (CC1), Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bê tông Việt Nam trình bày tại Hội thảo khoa học

Hội thảo cũng có sự xuất hiện của Ông Nguyễn Hữu Đường – Tổng Giám Đốc Công ty TNHH Hòa Bình, người đã tiên phong trong nghiên cứu và triển khai giải pháp cầu cạn ở khu vực phía Bắc.

Ông Nguyễn Hữu Đường, Tổng Giám Đốc Công ty TNHH Hòa Bình đã mang đến những góc nhìn, những câu chuyện đầy cảm hứng về giải pháp cầu cạn đến chương trình

Phát biểu tại Hội thảo, GS, TS Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, băn khoăn: “Giải pháp cầu cạn không mới nhưng tại sao không được ứng dụng trong khi tình trạng nạo vét cát ở đồng bằng sông Cửu Long đến tận cùng. Môi trường và đời sống của người dân sẽ thế nào nếu tiếp tục làm đường bằng cát đắp nền, gây hệ luỵ như dậy phèn, ngập mặn…”

GS, TS Nguyễn Ngọc Trân cảnh báo hậu quả khó lường của việc mang yếu tố mặn vào các vùng sinh thái ngọt khi dùng cát biển để san lấp thay cát sông

Dẫn chứng thêm, ông Quốc cho hay, tuyến cao tốc đầu tiên của cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương được khởi công vào năm 2004 với 14/61km thi công cầu cạn. Như vậy, giải pháp này không phải là mới mà vấn đề là cần vận dụng như thế nào để mang lại hiệu quả hay Nhà nước cần sớm có quy định chuẩn về giải pháp thi công cầu cạn.

​Tại hội thảo, các đơn vị thi công và tư vấn đã chia sẻ nhiều công nghệ tiên tiến trong thiết kế và thi công cầu cạn, nhằm tối ưu hóa chi phí đầu tư mà vẫn đảm bảo tuổi thọ và chất lượng công trình. Những giải pháp này đã thu hút sự quan tâm và tạo nên các cuộc thảo luận sôi nổi giữa các chuyên gia và đại biểu tham dự.

ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa, Tổng giám đốc Công Ty Cổ Phần Tư vấn và Đầu tư Invest Global với bài tham luận “Ứng dụng cầu bản trên cọc PRC V+” và “Dầm bê tông DUL cường độ cao HPC trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông”
Bài tham luận “Giải pháp cọc ống thép xoay cho cầu vượt đô thị” do Kỹ sư Higashi Masaya, Quản lý cấp cao Công ty TNHH Nippon Steel Việt Nam trình bày
ThS. Lữ Triều Dương, Giám đốc Kỹ thuật Công ty cổ phần đầu tư Phan Vũ với bài tham luận “Giải pháp sử dụng cọc bê tông ly tâm cho hạ tầng giao thông đường sắt, đường bộ và cầu cảng”
Kỹ sư Trương Quang Mạnh, Công ty TNHH Nippon Steel Việt Nam mang đến nhiều thông tin thú vị với bài tham luận “Ứng dụng của cọc ống thép cho các dự án hạ tầng”

Đáng chú ý, cũng trong sự kiện, CC1 đã thành lập Nhóm Nghiên cứu Giải pháp Cầu Cạn, với sự tham gia tự nguyện của các bên ký kết. Nhóm vừa là diễn đàn trao đổi, chia sẻ các giải pháp công nghệ và kỹ thuật, vừa đóng vai trò là một hệ sinh thái hợp tác bền vững, vận hành theo nguyên tắc tự nguyện và không bị ràng buộc bởi chi phí. Mục tiêu của nhóm là tạo ra một không gian mở, nơi các bên cùng nhau nghiên cứu, phát triển và đề xuất các phương án tối ưu cho hạ tầng giao thông khu vực phía Nam, đặc biệt là giải pháp tối ưu hóa hệ thống cầu cạn.

Theo đó, Nhóm Nghiên cứu Giải pháp Cầu Cạn bao gồm 9 công ty, hiệp hội sau: Công ty Xây dựng số 1 – CTCP (CC1), Công ty TNHH Hòa Bình, Công ty Cổ phần Đầu tư Phan Vũ, Công ty TNHH Nippon Steel Việt Nam,Vietnam Industrial GS, VGSI Pile Co., Ltd, Công Ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Invest Global, Hiệp hội Bê tông Việt Nam,  Hiệp hội Doanh nghiệp Cọc Việt Nam, Công ty Cổ phần UTC2.

9 đơn vị cùng ký kết hợp tác nghiên cứu giải pháp cầu cạn cho hạ tầng giao thông khu vực phía Nam
Ông Phan Khắc Long – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cọc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bê tông Việt Nam phát biểu bế mạc hội thảo
Các đại biểu và chuyên gia chụp hình lưu niệm, đánh dấu thành công tốt đẹp của chương trình


Hitbet Giriş - betsmove live -

lotobet

-
the way to get updates
- betgaranti